Dưới đây là 5 thất bại điển hình trong năm qua.

1. Foodpanda

Nền tảng giao hàng Foodpanda chắc chắn đã trở thành dịch vụ quen thuộc của nhiều người khi các hạn chế về ăn uống đã được áp dụng ở một số quốc gia. Tuy nhiên, một sự cố ở Thái Lan gây ra bởi một bình luận trên mạng xã hội đã trở thành thảm hoạ.

Khi các cuộc biểu tình chống chính phủ tràn qua Thái Lan vào tháng 7, một người lái xe giao hàng tại Foodpanda đã vô tình xuất hiện trong một đoạn video đốt cháy hình ảnh của Quốc vương Thái Lan Maha Vajiralongkorn. Foodpanda ngay lập tức sa thải người nhân viên này, gây ra hàng loạt bình luận trên mạng xã hội.

Cuối tháng 10, thương hiệu này cũng phải đối mặt với một đợt tấn công khi một quảng cáo theo chủ đề Bollywood lại sử dụng hầu hết các diễn viên Malaysia mặc trang phục truyền thống của Ấn Độ. Quảng cáo được trình chiếu trong dịp lễ kỷ niệm Deepavali trong khi Foodpanda phủ nhận rằng nó có liên quan đến lễ hội.

Quảng cáo được đề cập đã gây ra một tranh cãi ở Malaysia về sự chiếm đoạt văn hóa và việc xóa sổ người Malaysia gốc Ấn khỏi nền văn hóa đại chúng. Mặc dù một số bên lên tiếng bảo vệ quảng cáo nhưng đây vẫn là một khủng hoảng mà công ty phải hứng chịu.

Mới đây, Foodpanda cũng vừa phải rút khỏi thị trường Nhật Bản vì không thể cạnh tranh nổi. Một năm có nhiều điều đáng quên với thương hiệu này.

2. Pinduoduo

Nền tảng thương mại điện tử của Trung Quốc Pinduoduo đã xử lý không tốt một cuộc khủng hoảng liên quan đến cái chết của một nhân viên vào đầu năm nay, được cho là do làm việc quá sức. Cái chết của nhân viên đã gây ra phản ứng dữ dội trên mạng xã hội đối với công ty và các phương thức làm việc kém hiệu quả của công ty, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc đang xiết chặt việc làm thêm giờ trong ngành công nghệ.

Mặc dù thương hiệu bày tỏ sự thông cảm với gia đình của nhân viên, nhưng không có một thông báo nào được đưa ra về cách thức làm việc của họ. Một tuần sau, một kỹ sư được cho là đã tự tử sau khi làm việc tại công ty được sáu tháng. Pinduoduo nói rằng nhân viên này đã xin nghỉ phép một ngày trước khi báo cáo cái chết của anh ta, nhưng không cho biết lý do. Sau vụ việc, công ty được cho là đã tung ra dịch vụ tư vấn tâm lý cho nhân viên.

Trong một diễn biến khác, một nhân viên sử dụng bút danh Wang đã bị sa thải sau khi đăng một bức ảnh nặc danh về một chiếc xe cấp cứu đã đến tòa nhà văn phòng. Trong bài đăng, Wang bị cáo buộc nói “một chiến binh khác đã ngã xuống” ám chỉ một đồng nghiệp được đưa đi bằng xe cấp cứu. Bài đăng đã lan truyền mạnh mẽ.

Công ty cũng nói rằng họ “rất nghi ngờ rằng anh ta đã quay phim ngẫu nhiên và tung thông tin ẩn danh” để làm tổn hại danh tiếng của công ty khi sự việc còn chưa rõ ràng. Bất chấp điều đó, công ty đã thiếu quyết liệt và thành tâm khi đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng như vậy.

3. Clubhouse

Mặc dù nền tảng truyền thông xã hội dựa trên âm thanh đã được quảng cáo rầm rộ trong một thời gian dài, ứng dụng này cũng đã trở thành một câu chuyện kinh điển của một thương hiệu “im hơi lặng tiếng” sau đại dịch.

Có một thời điểm — chính xác là vào đầu tháng Hai — các nhà quảng cáo chú ý đến nền tảng này như một công cụ phát triển nhanh và có tính hấp dẫn cao, nhưng cơn sốt này nhanh chóng tan biến vài tháng sau đó vì nhiều lý do: ứng dụng phát hành chậm trên Android, không có khả năng đáp ứng nhu cầu hoặc những lo ngại ngày càng tăng về quyền riêng tư của ứng dụng.

4. Meta

Nổi tiếng với việc liên tục tự bảo vệ mình, Meta năm nay không thiếu các cuộc khủng hoảng, vụ bê bối và các cuộc điều trần trước Quốc hội. Một cuộc khủng hoảng tốn giấy mực của báo chí đã được Frances Haugen, một cựu nhân viên của Facebook, châm ngòi. Ông đã nêu chi tiết rằng các dịch vụ của công ty cố tình làm tổn thương trẻ em và tiếp tay cho nạn buôn người.

Trong khi xử lý cuộc khủng hoảng có tầm quan trọng cao này, công ty đã quyết định thông báo đổi tên công ty thành Meta - điều này hoàn toàn không giải quyết được các vấn đề nói trên. Bản thân việc xây dựng thương hiệu mới đã bị nhiều chuyên gia chế giễu và nghi ngờ sự thành công của cái tên Meta này.

5. Vitasoy

Căng thẳng giữa Trung Quốc đại lục và Hong Kong là điều mà không một thương hiệu nào muốn dính líu tới, nhưng Vitasoy không may lại để điều đó xảy ra khi một nhân viên Hồng Kông chống lại một sĩ quan cảnh sát. Công ty dường như thể hiện sự thông cảm đối với gia đình của nhân viên và sau đó vấp phải sự phẫn nộ của người dùng mạng xã hội Trung Quốc. Thương hiệu sau đó bày tỏ sự ủng hộ đối với cảnh sát khi mà những người có ảnh hưởng và đại sứ thương hiệu của Trung Quốc đã cắt đứt quan hệ.

Một tháng sau, Vitasoy được cho là đã yêu cầu nhân viên ký vào biểu mẫu đồng ý xử lý dữ liệu cá nhân để chia sẻ thông tin cá nhân về họ và các thành viên gia đình của họ, bao gồm quá trình làm việc và mối quan hệ với các hiệp hội và nhóm khác. Nếu được yêu cầu bởi các cơ quan thực thi pháp luật trong tương lai, công ty sẽ tiết lộ thông tin này cho họ. Điều đó dấy lên một mối quan ngại ngay cả với nhân viên cấp cao của công ty trên mạng xã hội LinkedIn.