Ẩn sâu trong đạo đức kinh doanh là triết lý thị trường, triết lý phát triển của các doanh nghiệp và triết lý về cuộc sống.
>> Đạo đức kinh doanh phải là “ngọn đuốc” dẫn đường
Với ý nghĩa này, chữ doanh nhân và doanh nghiệp sẽ được viết đúng nghĩa là “văn hóa, đạo lý, đạo đức” trong cách làm ăn.
Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành. Ảnh: Thảo Nguyên
Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành nhấn mạnh về vấn đề xây dựng, phát triển thương hiệu gắn với văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh.
Theo chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, đối với doanh nghiệp, văn hóa có ý nghĩa hết sức quan trọng. Văn hóa doanh nghiệp là câu chuyện của thế giới, đặc biệt là khi thế giới ngày càng hội nhập. Môi trường văn hóa của doanh nghiệp có ý nghĩa tác động quyết định đến tinh thần, thái độ, động cơ lao động của các thành viên và việc sử dụng đội ngũ lao động.
Giúp cho doanh nghiệp trở thành một cộng đồng làm việc trên tinh thần hợp tác, tin cậy, gắn bó, thân thiện và tiến thủ. Trên cơ sở đó hình thành tâm lý chung và lòng tin vào sự thành công của doanh nghiệp. Văn hóa là giá trị mang tính phổ quát toàn cầu, nhưng lại mang giá trị dân tộc sâu sắc, văn hóa là một cái gì đó rất sâu xa nhưng lại cũng rất bình thường, gần gũi.
Từ đó, chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành nêu ra 3 khía cạnh rất quan trọng có ý nghĩa với sự phát triển văn hóa doanh nghiệp.
Thứ nhất, bên cạnh việc phát triển kinh tế đơn thuần đó là sự tăng trưởng của doanh nghiệp, thì còn liên quan đến phát triển bền vững, ứng xử với môi trường, xã hội và văn hóa trong doanh nghiệp.
Thứ hai, quản trị chiến lược của doanh nghiệp nói rất nhiều đến tầm nhìn, quản lý nội bộ. Tuy nhiên, nền tảng nhất của quản trị chiến lược doanh nghiệp là đổi mới công nghệ và văn hóa doanh nghiệp – đó là gen của doanh nghiệp.
Thứ ba, văn hóa thể hiện qua hình ảnh của doanh nghiệp. Khi có sự tin cậy, niềm tin của khách hàng sẽ chuyển biến thành hành động, đó là vấn đề của thương hiệu doanh nghiệp.
Thực tế, “cơn bão” chuyển đổi số và cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 đang “nổi lên” trên toàn cầu. Thị trường ngày càng trở nên biến động hơn bao giờ hết trước những biến cố bất ngờ như dịch COVID-19. Trong bối cảnh này, chỉ có văn hoá doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh mới có thể giúp doanh nghiệp trụ vững trước những “cú sốc” thị trường.
Văn hoá doanh nghiệp được hình thành trong suốt quá trình tổn tại và phát triển, là hệ thống các giá trị, quan niệm, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của một doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp chi phối tình cảm, lối suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên trong doanh nghiệp.Và như thông điệp của Franklin Covey – Tổ chức tư vấn và đào tạo hàng đầu của Mỹ: “Nếu chiến lược là hạt, thì văn hóa là đất. Nếu đất tốt thì hạt sẽ nở hoa, nhưng dù hạt có tốt đến mấy mà đất (văn hóa) không tốt thì chiến lược cũng khó có thể thành công…”.
Như vậy, văn hoá chính là nền tảng, khi nền vững thì các chiến lược đưa ra mới có thể thực thi và có hiệu quả mạnh mẽ, lâu dài. Đối thủ có thể sao chép tất cả mọi thứ, từ chiến lược, sản phẩm, hệ thống, quy trình, cho đến bí quyết công nghệ… Tuy nhiên, chỉ trừ một thứ duy nhất không thể sao chép hay ăn cắp được, đó chính là văn hóa doanh nghiệp.
Trong thời đại công nghệ 4.0, không chỉ là bản sắc riêng, văn hóa doanh nghiệp còn là năng lực cạnh tranh độc quyền của mỗi doanh nghiệp. Kỷ nguyên số dự đoán máy móc, trí thông minh nhân tạo ngày càng làm được nhiều công việc thay thế con người, thậm chí mang lại hiệu suất cao hơn.
Nhưng có những điều mà công nghệ không thể thay thế, đó là niềm tin, đạo đức, sự tương tác và kết nối về mặt tinh thần giữa người với người. Dịch bệnh Covid-19 với phạm vi ảnh hưởng toàn cầu giống như một “phép thử”, trong đó không ít thương hiệu lớn cũng phải lao đao.
Trong thời điểm khó khăn đó, việc tồn tại và phát triển bền vững còn dựa trên sự vững mạnh của văn hoá doanh nghiệp. Ví dụ, trong thời điểm cao trào của dịch bệnh, làm việc tại nhà (Work From Home) có thể vận hành hiệu quả để thay thế các vận hành truyền thống hay không, phụ thuộc rất nhiều vào nền tảng văn hoá chung của doanh nghiệp.
Chương trình bình xét, trao tặng danh hiệu “Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu” năm 2022 cũng là một nội dung được VCCI triển khai nhằm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/12/2011 của Bộ Chính trị (khóa XI) về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Các ứng viên doanh nhân tiêu biểu sẽ do các tỉnh, thành phố, các bộ, ngành, các hiệp hội doanh nghiệp và các cơ quan báo chí, truyền thông tìm chọn, giới thiệu và thời hạn đề cử là đến 31/8/2022.
Ba bước tiếp theo trong quy trình bình xét là sơ tuyển, thẩm định thực tế và vòng chung tuyển sẽ thực hiện trong tháng 9/2022. Danh hiệu sẽ được trao tặng đúng dịp kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam.
Bên cạnh việc bình xét trao tặng Danh hiệu Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu, căn cứ hồ sơ các ứng viên trong vòng chung tuyển, Hội đồng bình xét sẽ đề xuất danh sách những doanh nhân có thành tích xuất sắc trong phòng chống đại dịch COVID-19 để tuyên dương tại Lễ công bố và trao danh hiệu “Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu năm 2022. Đây là hoạt động thiết thực để ghi nhận và tôn vinh những doanh nhân đã có đóng góp xuất sắc cho cuộc chiến chống dịch trong hơn 2 năm qua.
Nguồn: Tạp chí Diễn Đàn Doanh Nghiệp.
TX Kỳ Anh hà Tĩnh
Khách sạn Đức tài Tâm Đạt khối 5 TT...