Thủ tục “Hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất do đại dịch COVID-19”

2021-09-11 21:34:42

VCCI Nghệ An xin gửi đến Quý doanh nghiệp và hộ kinh doanh trình tự các bước về thủ tục hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất trong tình hình dịch bệnh Covid-19

Tải mẫu văn bản về tại đây Tại đây

1. Trình tự thực hiện

Bước 1: Người sử dụng lao động đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận danh sách người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội. Trong 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được danh sách, cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động, làm căn cứ để Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay.

Người sử dụng lao động tự kê khai, lập danh sách, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực đối với số lao động ngừng việc, số lao động làm việc theo hợp đồng đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; phục hồi sản xuất kinh doanh, trả lương cho người lao động; có trách nhiệm hoàn trả vốn vay đầy đủ, đúng hạn cho Ngân hàng Chính sách xã hội và đáp ứng điều kiện vay vốn theo quy định tại Điều 38 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.

Bước 2: Người sử dụng lao động gửi hồ sơ đề nghị vay vốn đến Ngân hàng Chính sách xã hội nơi đặt trụ sở hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh hoặc nơi cư trú đối với hộ kinh doanh, cá nhân.Thời hạn tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay vốn chậm nhất đến hết ngày 25 tháng 3 năm 2022.

Bước 3: Trong 04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị vay vốn của người sử dụng lao động, Ngân hàng Chính sách xã hội phê duyệt cho vay. Trường hợp không cho vay thì thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do đến người sử dụng lao động.

Bước 4: Trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận tái cấp vốn, Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện giải ngân đến người sử dụng lao động.

2. Cách thức thực hiện

Thực hiện theo một trong các hình thức sau:

- Nộp trực tiếp đến cơ quan bảo hiểm xã hội, Ngân hàng Chính sách xã hội.

- Nộp trực tuyến.

- Nộp qua dịch vụ bưu chính công ích.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ

- Thành phần hồ sơ:

(1) Giấy đề nghị vay vốn theo Mẫu 12a, 12b, 12c tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.

(2) Danh sách người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội theo Mẫu 13a, 13b, 13c tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.

(3) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký Hợp tác xã/hộ kinh doanh; Quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có); Giấy phép kinh doanh/Giấy phép hoạt động/Chứng chỉ hành nghề (đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện hoặc pháp luật có quy định); Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư (đối với doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài).

(4) Giấy ủy quyền (nếu có).

(5) Bản sao văn bản về việc người sử dụng lao động phải tạm dừng hoạt động do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2022 (đối với vay vốn trả lương phục hồi sản xuất, kinh doanh).

(6) Phương án hoặc kế hoạch phục hồi sản xuất, kinh doanh đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 38 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.

(7) Bản sao thông báo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020 của cơ quan thuế đối với người sử dụng lao động quy định tại điểm b khoản 2 Điều 38 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: 09 ngày làm việc.

5. Đối tượng thực hiện: Người sử dụng lao động có đủ các điều kiện theo quy định.

6. Cơ quan giải quyết: Cơ quan bảo hiểm xã hội, Ngân hàng Chính sách xã hội.

7. Kết quả thực hiện: Phê duyệt cho vay.

8. Phí, lệ phí: Không.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

- Mẫu số 12a: Đề nghị vay vốn trả lương ngừng việc cho người lao động;

- Mẫu số 12b: Đề nghị vay vốn trả lương phục hồi sản xuất (áp dụng đối với người sử dụng lao động phải tạm dừng hoạt động);

- Mẫu số 12c: Đề nghị vay vốn trả lương phục hồi sản xuất (áp dụng đối với người sử dụng lao động hoạt động trong lĩnh vực vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng);

- Mẫu số 13 a: Danh sách người lao động bị ngừng việc do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19;

- Mẫu số 13b: Danh sách người lao động được người sử dụng lao động đề nghị vay vốn để trả lương phục hồi sản xuất (áp dụng đối với người sử dụng lao động phải tạm dừng hoạt động);

- Mẫu số 13c: Danh sách người lao động được người sử dụng lao động đề nghị vay vốn để trả lương phục hồi sản xuất (áp dụng đối với người sử dụng lao động hoạt động trong lĩnh vực vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng).

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện

10.1. Người sử dụng lao động được vay vốn trả lương ngừng việc khi có đủ các điều kiện sau:

- Có người lao động làm việc theo hợp đồng đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đến tháng liền kề trước thời điểm người lao động ngừng việc, phải ngừng việc từ 15 ngày liên tục trở lên theo quy định khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2022.

- Không có nợ xấu tại tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm đề nghị vay vốn.

10.2. Người sử dụng lao động được vay vốn trả lương cho người lao động khi phục hồi sản xuất, kinh doanh khi có đủ các điều kiện sau:

a. Đối với người sử dụng lao động phải tạm dừng hoạt động do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2022:

- Người sử dụng lao động phải tạm dừng hoạt động do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2022;

- Có người lao động làm việc theo hợp đồng đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đến thời điểm đề nghị vay vốn;

- Có phương án hoặc kế hoạch phục hồi sản xuất, kinh doanh;

- Không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm đề nghị vay vốn;

b. Đối với người sử dụng lao động hoạt động trong lĩnh vực vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để phục hồi sản xuất, kinh doanh:

- Có người lao động làm việc theo hợp đồng đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đến thời điểm đề nghị vay vốn;

- Có phương án hoặc kế hoạch phục hồi sản xuất, kinh doanh;

- Không có nợ xấu tại tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, đã hoàn thành quyết toán thuế năm 2020 tại thời điểm đề nghị vay vốn.

11. Mức cho vay, thời hạn cho vay, thời hạn giải ngân

Vay vốn trả lương ngừng việc: Mức cho vay tối đa bằng mức lương tối thiểu vùng đối với số người lao động theo thời gian trả lương ngừng việc thực tế tối đa 03 tháng; thời hạn vay vốn dưới 12 tháng.

Vay vốn trả lương cho người lao động khi phục hồi sản xuất: Mức cho vay tối đa bằng mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đang làm việc theo hợp đồng lao động. Thời gian hưởng chính sách hỗ trợ tối đa 03 tháng; thời hạn vay vốn dưới 12 tháng.

Việc giải ngân của Ngân hàng Chính sách xã hội cho người sử dụng lao động đối với các tháng 5, 6, 7 năm 2021 được thực hiện 01 lần; thời hạn giải ngân đến hết ngày 05 tháng 4 năm 2022 hoặc khi giải ngân hết 7.500 tỷ đồng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho vay tái cấp vốn tùy theo điều kiện nào đến trước.

12. Nguồn vốn cho vay, chi phí quản lý: Nguồn vốn để Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho người sử dụng lao động vay theo quy định là nguồn vay tái cấp vốn tối đa 7.500 tỷ đồng, không có tài sản bảo đảm, lãi suất 0%/năm từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thời hạn giải ngân tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2022 hoặc khi giải ngân hết nguồn tái cấp vốn tùy theo điều kiện nào đến trước. Ngân sách nhà nước cấp phí quản lý từ nguồn chi đầu tư phát triển cho Ngân hàng Chính sách xã hội theo mức 1%/năm trên số dư nợ giải ngân cho vay thực tế theo quy định.

13. Chuyển nợ quá hạn và xử lý rủi ro vốn vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội: Đến kỳ hạn trả nợ, nếu người sử dụng lao động vay vốn không trả được nợ hoặc người sử dụng lao động vi phạm hợp đồng tín dụng đã ký thì Ngân hàng Chính sách xã hội chuyển toàn bộ số dư nợ còn lại của khoản vay sang nợ quá hạn và áp dụng lãi suất nợ quá hạn là 12%/năm. Số tiền lãi quá hạn thu hồi được giảm trừ vào chi phí quản lý của Ngân hàng Chính sách xã hội được ngân sách nhà nước cấp hằng năm. Sau 03 năm kể từ ngày khoản nợ vay của người sử dụng lao động bị chuyển nợ quá hạn, sau khi Ngân hàng Chính sách xã hội đã áp dụng mọi biện pháp mà không thu hồi được nợ và người sử dụng lao động không còn khả năng trả nợ do các nguyên nhân được quy định trong quy chế xử lý rủi ro của Ngân hàng Chính sách xã hội; Ngân hàng Chính sách xã hội tổng hợp, lập hồ sơ xử lý rủi ro theo hướng dẫn và báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương tổng hợp, xem xét, quyết định xử lý rủi ro. Trường hợp Ngân hàng Chính sách xã hội thu hồi được khoản nợ đã được xoá thì số thu hồi được giảm trừ vào chi phí quản lý của Ngân hàng Chính sách xã hội được ngân sách nhà nước cấp hằng năm

14. Căn cứ pháp lý

- Bộ luật Lao động;

- Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khan do đại dịch COVID-19.

Ghi chú: Thủ tục được sửa đổi, bổ sung về tên gọi, trình tự thực hiện, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết, cơ quan giải quyết, yêu cầu, điều kiện thực hiện, mẫu đơn, tờ khai và căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính.

Mẫu số 12a

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

ĐỀ NGHỊ VAY VỐN

ĐỂ TRẢ LƯƠNG NGỪNG VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

Kính gửi: Ngân hàng Chính sách xã hội .............

I . THÔNG TIN VỀ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

1 . Tên doanh nghiệp/tổ chức/hợp tác xã/Hộ kinh doanh/cá nhân 1 : ....................

......................................................................................................................

2. Họ và tên người đại diện:............................... Chức vụ:.....................................

- Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân số:.............................

- Ngày cấp:................................ Nơi cấp:................................................................

3 . Giấy ủy quyền số............ ngày........ /.... /....... của...............................................

4 . Địa chỉ:....................................................................................................................

5 . Điện thoại:...............................................................................................................

6 . Mã số thuế:..............................................................................................................

7 . Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/hợp tác xã/Hộ kinh doanh số: ........

Do............................................. Cấp ngày................................................................

8 . Quyết định thành lập số 2 :......................................................................................

9 . Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư 3 số:...................

Do.................................................. Cấp ngày....................................................

1 0. Giấy phép kinh doanh/Giấy phép hoạt động/Chứng chỉ hành nghề 4 số: ... thời hạn còn hiệu lực (tháng, năm) ........................

1 1. Tài khoản thanh toán số: .................. tại Ngân hàng.......................................

1 2. Vốn tự có/vốn điều lệ/vốn góp: .........................................................................

II. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG VÀ CHI TRẢ TIỀN LƯƠNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

1 . Tổng số lao động:......................... người. Trong đó, số lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đến thời điểm đề nghị vay vốn là: ............... người.

2 . Số lao động ngừng việc tháng ......./20....là: ............. người 5 .

3 . Tiền lương ngừng việc phải trả tháng ...... /20 là: .............. đồng.

III. ĐỀ NGHỊ VAY VỐN

Đề nghị Ngân hàng Chính sách xã hội .................. cho vay để trả lương ngừng việc cho người lao động tháng ......./20..... cụ thể như sau:

- Số tiền vay:..................... đồng

(Bằng chữ:............................................................................... )

- Mục đích sử dụng vốn vay: để trả lương ngừng việc cho............................ lao động trong tháng năm

- Thời hạn vay vốn:...... tháng.

- Lãi suất vay vốn: ..........%/năm, lãi suất quá hạn: ...... %/năm.

- Nguồn trả nợ và kế hoạch trả nợ

+ Nguồn tiền trả nợ:...............................................................

+ Kế hoạch trả nợ:..................................................................

IV. CAM KẾT CỦA KHÁCH HÀNG

1 . Chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự chính xác, trung thực của các thông tin đã cung cấp nêu trên.

2 . Tuân thủ các quy định về cho vay, chịu sự kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội và các cơ quan chức năng theo quy định của pháp luật.

3 . Thực hiện đầy đủ các cam kết với Ngân hàng Chính sách xã hội, sử dụng tiền vay đúng mục đích, đúng đối tượng, trả nợ đầy đủ, đúng hạn theo kế hoạch.

4 . Cam kết cung cấp cho Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay đầy đủ hồ sơ, tài liệu, chứng từ chứng minh việc đã trả lương cho người lao động sau 15 ngày kể từ ngày được giải ngân.

5 . Thời điểm đề nghị vay vốn, không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

6 . Dùng các tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của mình để trả nợ Ngân hàng Chính sách xã hội./.

......, ngày .... tháng ... năm ...

NGƯỜI ĐẠI DIỆN VAY VỐN

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

-------------------

1 Đối với cá nhân có sử dụng, thuê mướn lao động nhưng không phải đăng ký doanh nghiệp/hợp tác xã/Hộ kinh doanh.

2 Đối với tổ chức được thành lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3 Đối với doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài.

4 Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện hoặc pháp luật quy định.

5 Khi nộp hồ sơ đề nghị vay vốn, người sử dụng lao động cung cấp bản gốc các văn bản thỏa thuận ngừng việc giữa người sử dụng lao động với người lao động.

Mẫu số 12b

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

ĐỀ NGHỊ VAY VỐN

ĐỂ TRẢ LƯƠNG PHỤC HỒI SẢN XUẤT

(Áp dụng đối với người sử dụng lao động phải tạm dừng hoạt động)

Kính gửi: Ngân hàng Chính sách xã hội ............

I . THÔNG TIN VỀ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

1 . Tên doanh nghiệp/tổ chức/hợp tác xã/Hộ kinh doanh/cá nhân 1 :.....................

.......................................................................................................................

2. Họ và tên người đại diện:.............................. Chức vụ:......................................

- Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân số:.............................

- Ngày cấp:............................... Nơi cấp:...................................................................

3 . Giấy ủy quyền số............ ngày...... /....... /..... của................................................

4 . Địa chỉ:....................................................................................................................

5 . Điện thoại:...............................................................................................................

6 . Mã số thuế:..............................................................................................................

7 . Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/hợp tác xã/Hộ kinh doanh số: ..............

Do.............................................. Cấp ngày.................................

8 . Quyết định thành lập số 2 :......................................................

9 . Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư 3 số:..................

Do...................................... Cấp ngày....................................

1 0. Giấy phép kinh doanh/Giấy phép hoạt động/Chứng chỉ hành nghề 4 số: ............. thời hạn còn hiệu lực (tháng, năm).............................................................................................................

1 1. Tài khoản thanh toán số: .................... tại Ngân hàng.....................................

1 2. Vốn tự có/vốn điều lệ/vốn góp:..........................................................................

II. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG VÀ CHI TRẢ TIỀN LƯƠNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

1 . Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh 5 :

....................................................................................................................

2. Tình hình lao động trước và sau thời điểm tạm dừng để phòng chống dịch bệnh COVID-19

....................................................................................................................

3. Tiền lương phải trả tháng..... /20....... là: ............................. đồng.

III. ĐỀ NGHỊ VAY VỐN

Căn cứ vào văn bản của cấp có thẩm quyền về việc yêu cầu phải tạm dừng hoạt động để phòng, chống dịch COVID-19.......................................... .........................................................

Căn cứ Phương án/kế hoạch về việc phục hồi sản xuất.

Đề nghị Ngân hàng Chính sách xã hội ............................ cho vay để trả lương cho người lao động tháng ...../20........ cụ thể như sau:

- Số tiền vay:..................... đồng

(Bằng chữ:.............................................................................. )

- Mục đích sử dụng vốn vay: để trả lương cho.................................................. lao động trong tháng năm 20.................................................................

- Thời hạn vay vốn: ............ tháng.

- Lãi suất vay vốn: .........%/năm, lãi suất quá hạn: .......%/năm.

- Nguồn trả nợ và kế hoạch trả nợ

+ Nguồn tiền trả nợ:...............................................................

+ Kế hoạch trả nợ:..................................................................

IV. CAM KẾT CỦA KHÁCH HÀNG

1 . Chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự chính xác, trung thực của các thông tin đã cung cấp nêu trên.

2 . Tuân thủ các quy định về cho vay, chịu sự kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội và các cơ quan chức năng theo quy định của pháp luật.

3 . Thực hiện đầy đủ các cam kết với Ngân hàng Chính sách xã hội, sử dụng tiền vay đúng mục đích, đúng đối tượng, trả nợ đầy đủ, đúng hạn theo kế hoạch.

4 . Cam kết cung cấp cho Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay đầy đủ hồ sơ, tài liệu, chứng từ chứng minh việc đã trả lương cho người lao động sau 15 ngày kể từ ngày được giải ngân.

5 . Tại thời điểm đề nghị vay vốn, không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

6 . Dùng các tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của mình để trả nợ Ngân hàng Chính sách xã hội./.

----------------------

1 Đối với cá nhân có sử dụng, thuê mướn lao động nhưng không phải đăng ký doanh nghiệp/hợp tác xã/Hộ kinh doanh.

2 Đối với tổ chức được thành lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3 Đối với doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài.

4 Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện hoặc pháp luật quy định.

5 Người sử dụng lao động tự kê khai về kết quả sản xuất kinh doanh, khó khăn do bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Mẫu số 12c

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

ĐỀ NGHỊ VAY VỐN

ĐỂ TRẢ LƯƠNG PHỤC HỒI SẢN XUẤT

(Áp dụng đối với người sử dụng lao động hoạt động trong lĩnh vực vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng)

Kính gửi: Ngân hàng Chính sách xã hội...............

I. THÔNG TIN VỀ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

1 . Tên doanh nghiệp/tổ chức/hợp tác xã/Hộ kinh doanh/cá nhân 1 : ....................

.......................................................................................................................

2. Họ và tên người đại diện:............................... Chức vụ:......................................

- Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân số:.............................

- Ngày cấp:................................ Nơi cấp:..................................................................

3 . Giấy ủy quyền số............ ngày...... /...... /...... của................................................

4 . Địa chỉ:....................................................................................................................

5 . Điện thoại:..............................................................................................................

6 . Mã số thuế:.............................................................................................................

7 . Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/hợp tác xã/Hộ kinh doanh số: .........................

Do............................................... Cấp ngày................................

8 . Quyết định thành lập số 2 :......................................................................................

9 . Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư 3 số:.................................................

Do...................................... Cấp ngày..................................................................

1 0................................................................................................................ Giấy phép kinh doanh/Giấy phép hoạt động/Chứng chỉ hành nghề 4 số: ..................... thời hạn còn hiệu lực (tháng, năm)

1 1. Tài khoản thanh toán số: .................. tại Ngân hàng .....................................................

1 2. Vốn tự có/vốn điều lệ/vốn góp:.....................................................................

II. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG VÀ CHI TRẢ TIỀN LƯƠNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

1. Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh 5 :

.......................................................................................................................

2. Tình hình sử dụng lao động và trả lương cho người lao động

- Tổng số lao động làm việc theo hợp đồng lao động ............ người.

- Tổng số lao động làm việc theo hợp đồng lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đến thời điểm đề nghị vay vốn là: ............... người.

- Tiền lương phải trả cho số lao động trên tháng... /20.... là:................... đồng.

III. ĐỀ NGHỊ VAY VỐN

Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 kéo dài dẫn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của chúng tôi gặp khó khăn. Nay chúng tôi căn cứ vào Phương án/kế hoạch phục hồi sản xuất, kinh doanh trong thời gian tới, đề nghị Ngân hàng Chính sách xã hội ................................... cho vay để trả lương cho người lao động tháng ....../20....... cụ thể như sau:

- Số tiền vay:....................... đồng

(Bằng chữ:............................................................................... )

- Mục đích sử dụng vốn vay: để trả lương cho .................... lao động trong tháng ........ năm 20..........

- Thời hạn vay vốn:...... tháng.

- Lãi suất vay vốn: ........%/năm, lãi suất quá hạn: ........%/năm.

- Nguồn trả nợ và kế hoạch trả nợ

+ Nguồn tiền trả nợ:................................................................

+ Kế hoạch trả nợ:................................................................

IV. CAM KẾT CỦA KHÁCH HÀNG

1 . Chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự chính xác, trung thực của các thông tin đã cung cấp nêu trên.

2 . Tuân thủ các quy định về cho vay, chịu sự kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội và các cơ quan chức năng theo quy định của pháp luật.

3 . Thực hiện đầy đủ các cam kết với Ngân hàng Chính sách xã hội, sử dụng tiền vay đúng mục đích, đúng đối tượng, trả nợ đầy đủ, đúng hạn theo kế hoạch.

4 . Cam kết cung cấp cho Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay đầy đủ hồ sơ, tài liệu, chứng từ chứng minh việc đã trả lương cho người lao động sau 15 ngày kể từ ngày được giải ngân.

5 . Tại thời điểm đề nghị vay vốn, không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

6 . Dùng các tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của mình để trả nợ Ngân hàng Chính sách xã hội./.

-----------------------

1 Đối với cá nhân có sử dụng, thuê mướn lao động nhưng không phải đăng ký doanh nghiệp/hợp tác xã/Hộ kinh doanh.

2 Đối với tổ chức được thành lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3 Đối với doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài.

4 Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện hoặc pháp luật quy định.

5 Người sử dụng lao động tự kê khai về kết quả sản xuất kinh doanh, khó khăn do bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Mẫu số 13c

TÊN ĐƠN VỊ.............
_________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________

DANH SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐƯỢC NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG ĐỀ NGHỊ VAY VỐN ĐỂ TRẢ LƯƠNG PHỤC HỒI SẢN XUẤT

(Áp dụng đối với người sử dụng lao động hoạt động trong lĩnh vực vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng)

Tháng /20

Tên đơn vị: ..................... Mã số doanh nghiệp:.... ....................... Mã số thuế:

Ngành nghề kinh doanh chính: .................... Mức lương tối thiểu vùng áp dụng:..................................................................................................................................................

Địa chỉ: ..............................................................................................................................

Tổng số lao động làm việc tại doanh nghiệp: ............................. Tổng số lao động tham gia BHXH:.....................................................................................................................................

TT

Họ và tên

Số CMND/

CCCD

Phòng/ban/phân xưởng làm việc

Loại hợp đồng lao động

Mã số bảo hiểm xã hội

Tổng số tiền lương phải trả (đồng)

Số tiền đề nghị vay để trả lương (đồng)

1

2

.....

XÁC NHẬN CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI

(Ký tên và đóng dấu)

....... ngày .... tháng .... năm.....

ĐẠI DIỆN NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

(Ký tên và đóng dấu)