Với quyết tâm thực hiện thành công, toàn diện mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP đã mang lại kỳ vọng sẽ tạo ra những đột phá mới…
>>> Niềm tin về sự phục hồi và phát triển kinh tế sau kỳ họp bất thường
Ngày 08/01/2022, Chính phủ vừa ký ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP năm 2022 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022 với chủ đề “Đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển”.
Nghị quyết số 01/NQ-CP năm 2022, tạo động lực phục hồi - phát triển - Ảnh minh họa
Theo đó, nội dung Nghị quyết đưa ra 6 quan điểm, trọng tâm và 12 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, trong đó, Chính phủ phấn đấu tăng trưởng GDP đạt 6 - 6,5%, GDP bình quân đầu người đạt 3.900 USD; giải ngân hết 100% kế hoạch vốn đầu tư công; nâng cao năng lực hệ thống y tế…
Đồng thời, Nghị quyết nêu rõ, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế phục vụ người dân và doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế - xã hội; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền quản lý Nhà nước gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực. Đẩy nhanh tái cấu trúc quy trình, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong mọi lĩnh vực, bảo đảm công khai, minh bạch, tạo thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp. Chú trọng đối thoại chính sách, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
>>> Ưu tiên đầu tư hạ tầng chuyển đổi số trong chương trình phục hồi kinh tế
Mặt khác, Chính phủ cũng lưu ý việc siết chặt kỷ luật, kỷ cương; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; Tập trung tháo gỡ vướng mắc, tăng cường hiệu quả tổ chức thực hiện theo nguyên tắc hậu kiểm, đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu.
Chính phủ yêu cầu, trước ngày 20/01/2022 các bộ ngành xây dựng, ban hành Chương trình, Kế hoạch hành động, văn bản cụ thể triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP, trong đó xác định rõ, đầy đủ các mục tiêu, nhiệm vụ, tiến độ thực hiện, dự kiến kết quả đầu ra đối với từng nhiệm vụ và phân công đơn vị chủ trì thực hiện.
Nghị quyết nhận được đánh giá cao của các chuyên gia - Ảnh minh họa
Thông tin với báo chí về nội dung Nghị quyết, ông Nguyễn Đức Kiên - Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho rằng, Chính phủ đã đánh giá đúng - trúng tác động của đại dịch đối với tình hình kinh tế - xã hội ở trong nước, xác định được mức độ thiệt hại và khả năng phục hồi của nền kinh tế.
Theo ông Kiên, 3 trọng tâm được Chính phủ yêu cầu tập trung trong Nghị quyết 01/NQ-CP bao gồm: Khôi phục, thúc đẩy sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh xuất khẩu; đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và huy động mọi nguồn lực để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng chiến lược. Từ đó, đã đề ra các trọng tâm chỉ đạo, điều hành, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, có tính đột phá, vừa giải quyết vấn đề đặc thù của năm 2022 vừa chuẩn bị nền tảng cho nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững trong giai đoạn mới.
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước tham gia chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu… nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số.
Chính phủ cũng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, phấn đấu năng suất lao động tăng khoảng 5,5%.
Còn theo TS Cấn Văn Lực, để phục hồi - phát triển kinh tế phải có nguồn lực, giải pháp về tiền tệ, tín dụng phải được thực hiện đồng bộ, để giảm chi phí cho các doanh nghiệp, người dân. Trong đó giải pháp tài khoá gồm hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách thông qua tăng bội chi; tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách. Kịp thời triển khai các giải pháp gia hạn, miễn, giảm một số loại thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất… Chính sách tiền tệ tập trung giải pháp để điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ lãi suất, tiếp tục tiết giảm chi phí quản lý để phấn đấu giảm lãi suất cho vay tối thiểu 0,5 - 1% trong 2 năm; cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, miễn giảm lãi suất...
“Bối cảnh càng khó khăn thì càng phải cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh mạnh mẽ hơn thông qua sửa đổi, hoàn thiện thể chế, tháo bỏ rào cản và loại bỏ thủ tục hành chính để tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp. Nhiều bộ ngành đã thực hiện được yêu cầu về cắt giảm, đơn giản hóa hơn 70% điều kiện kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý. Trong các lĩnh vực: đầu tư, xây dựng, hải quan, vẫn còn dư địa tiếp tục cải thiện. Nguồn lực đất đai được giải tỏa, cải tổ và đẩy mạnh hơn thì thuận lợi trong phát triển thời gian tới”, TS Cấn Văn Lực chia sẻ.
Nguồn: Tạp chí DĐDN.
TX Kỳ Anh hà Tĩnh
Khách sạn Đức tài Tâm Đạt khối 5 TT...