Bên cạnh các đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa được cho là hợp lý, VCCI cho rằng, Dự thảo Phương án cắt giảm, đơn giản thủ tục của Bộ NN&PTNT vẫn tạo rào cản, chưa thể hiện rõ tinh thần cải cách…
>> Tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính mạnh mẽ hơn nữa
Theo đó, trả lời Công văn số 4822/BNN-VP của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) về việc đề nghị góp ý Dự thảo Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Dự thảo), Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, về cơ bản các đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa trong Dự thảo là hợp lý, dự báo sẽ cắt giảm, đơn giản hóa chi phí tuân thủ của doanh nghiệp.
Một số đề xuất trong Dự thảo Phương án cắt giảm, đơn giản thủ tục của Bộ NN&PTNT được cho chưa thể hiện hết tinh thần cải cách - Ảnh minh họa: TBTC
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng đánh giá cao các đề xuất: bỏ các quy định phải thực hiện báo cáo, thay vào đó cơ quan quản lý sẽ trích xuất từ hệ thống dữ liệu để nắm bắt thông tin quản lý; bỏ việc cấp một số loại giấy chứng nhận. Các đề xuất này thể hiện tinh thần cầu thị từ phía cơ quan soạn thảo.
Tuy nhiên, để hoàn thiện và thể hiện tinh thần cải cách hơn nữa, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc, xem xét một số điểm về lĩnh vực đăng kiểm tàu cá (Mục I).
Cụ thể, theo VCCI, quy định tại khoản 5 Điều 5 Thông tư 01/2022/TTBNPTNT trong hồ sơ cấp, cấp lại thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá phải có “bản sao Giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá hạng I và hạng II hoặc hạng III (đối với trường hợp cấp lần đầu)”.
Trong khi, khoản 1 Điều 8 Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT thì Tổng cục Thủy sản là đơn vị tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ và cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá. Tổng cục Thủy sản cũng chính là cơ quan cấp, cấp lại thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá.
>> Bộ Công Thương: Sẽ cắt giảm thủ tục hành chính mạnh mẽ hơn!
VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc bỏ một số đề xuất không phù hợp - Ảnh minh họa: TTXVN
“Như vậy, cơ quan cấp thẻ sẽ có thông tin về việc tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá của người xin cấp thẻ. Yêu cầu phải cung cấp bản sao Giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá là không cần thiết và đi ngược lại xu hướng cắt, giảm đơn giản hóa chi phí tuân thủ mà các Bộ đang đề xuất gần đây: không yêu cầu các tài liệu mà cơ quan giải quyết thủ tục đã có”, VCCI phân tích.
Từ đó, VCCI đề nghị cân nhắc bổ sung đề xuất bỏ yêu cầu phải có “bản sao Giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá hạng I và hạng II hoặc hạng III” trong thủ tục cấp thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá.
Về thời gian giải quyết thủ tục, theo quy định thời hạn giải quyết thủ tục là 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. VCCI cho rằng, thời hạn này để xem xét hồ sơ gồm những tài liệu rất đơn giản và khá rõ ràng (Đơn; Giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá hạng I và hạng II hoặc hạng III; ảnh) là quá dài.
“Để đơn giản hóa thủ tục và tạo thuận lợi cho các đối tượng thực hiện, đề nghị rút ngắn thời hạn giải quyết thủ tục xuống còn 05 hoặc 07 ngày làm việc”, VCCI góp ý.
Cũng tại văn bản góp ý, về lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh: kiểm dịch động vật (Mục III), VCCI cho rằng, các đề xuất tại Dự thảo là hợp lý, tuy nhiên, chưa đủ khi chỉ cắt giảm, đơn giản hóa các chỉ tiêu kiểm dịch và việc lấy mẫu xét nghiệm.
Bởi theo quy định hiện hành, quy trình kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu đang được thiết kế theo hướng thủ tục vừa thực hiện trên phương thức điện tử (nộp hồ sơ qua Cổng thông tin một cửa) vừa phải nộp bản chính bằng giấy để đối chiếu. Điều này khiến cho thủ tục trở nên phức tạp.
Từ đó, VCCI đề nghị bổ sung đề xuất sửa đổi quy định về quy trình kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu theo hướng: việc nộp, thẩm định hồ sơ thực hiện hoàn toàn trực tuyến, cơ quan nhà nước có thể kiểm tra bản chính bằng hình thức hậu kiểm, hoặc yêu cầu doanh nghiệp cung cấp bản giấy khi cơ quan Nhà nước thực hiện kiểm dịch.
Cũng theo VCCI, hiện tại, Thông tư 06/2022/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản đã được ban hành trong đó đã thực hiện các đề xuất về kiểm dịch động vật tại Dự thảo. Vì vậy, trong thời gian tới, đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu đề xuất về quy trình kiểm dịch động vật trên để sửa đổi, bổ sung quy định liên quan.
Cùng với đó, góp ý về lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh khác (Mục IV) - đề xuất tại Dự thảo thì sẽ “bỏ quy định cấp giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh thủy sản đối với cơ sở phải đánh giá lại” và kiến nghị sửa đổi khoản 1 Điều 3 Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật. VCCI cho rằng, đề xuất này là chưa rõ ràng, đề nghị cơ quan soạn thảo nêu rõ hơn đề xuất này để có cơ sở đánh giá.
Nguồn: Tạp chí Diễn Đàn Doanh Nghiệp.
TX Kỳ Anh hà Tĩnh
Khách sạn Đức tài Tâm Đạt khối 5 TT...