Bên cạnh những mặt tích cực, Dự thảo Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội được cho còn thiếu rõ ràng…
>> Dự thảo Nghị định về phí sử dụng đường bộ còn tạo gánh nặng về thời gian, chi phí
Trả lời Công văn số 2756/BLĐTBXH-TCGDNN của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Dự thảo), Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, theo Quyết định 2230/QĐ-TTg, các phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTB&XH) tập trung ở các ngành nghề:
Một số nội dung Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội còn chưa rõ ràng - Ảnh minh họa: Internet
Kinh doanh dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động (yêu cầu sửa đổi, bổ sung Nghị định 44/2016/NĐ-CP); Kinh doanh dịch vụ đánh giá kỹ năng nghề (sửa đổi, bổ sung Nghị định 31/2015/NĐ-CP; Thông tư số 38/2015/TT-BLĐTBXH); Hoạt động giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi, bổ sung Nghị định 143/2016/NĐ-CP; Nghị định 15/2019/NĐ-CP);
Kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi, bổ sung Nghị định 49/2018/NĐ-CP); Kinh doanh dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch 11/2008/TT-BLĐTBXH-BTC; Nghị định 38/2020/NĐ-CP); Kinh doanh dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện (sửa đổi, bổ sung Nghị định 147/2003/NĐ-CP).
Và theo nội dung Tờ trình, Dự thảo này ban hành để thực hiện Quyết định 2230/QĐ-TTg, tuy nhiên, theo VCCI các quy định tại Dự thảo chỉ tập trung sửa đổi, bổ sung Nghị định 49/2018/NĐ-CP về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp và Nghị định 44/2016/NĐ-CP về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.
“Không rõ các ngành nghề quy định tại các nghị định khác trong Quyết định 2230/QĐ-TTg sẽ được xử lý như thế nào? Ban hành ở Nghị định sửa đổi, bổ sung khác hay là không ban hành? Để đảm bảo tính rõ ràng, đề nghị Ban soạn thảo giải trình rõ hơn vấn đề này tại Tờ trình”, VCCI góp ý.
>> Luật sư "phàn nàn" về bất cập trong thu - chi phí đường bộ
VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc, xem xét để đảm bảo tinh thần cải cách thủ tục hành chính - Ảnh minh họa: Internet
Bên cạnh đó, cho ý kiến về Dự thảo, VCCI cũng chỉ ra một số tồn tại trong các quy định cần được cơ quan soạn thảo xem xét sửa đổi, bổ sung.
Cụ thể, Dự thảo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 49/2018/NĐ-CP thành “được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam trừ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp”.
Theo VCCI, quy định này không rõ tại sao lại “trừ cơ sở giáo dục nghề nghiệp”? Điều này có thể đưa đến hai cách hiểu:
Thứ nhất , “cơ sở giáo dục nghề nghiệp” không cần phải đáp ứng điều kiện về “thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật”. Như vậy, thì cơ sở giáo dục nghề nghiệp sẽ được thành lập và hoạt động theo quy định nào? Đây là điều kiện về tính pháp lý/hợp pháp của tổ chức muốn được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp (Giấy chứng nhận). Quy định loại trừ cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên là chưa phù hợp với tính chất của điều kiện này;
Thứ hai , “cơ sở giáo dục nghề nghiệp” không phải là đối tượng phải đáp ứng các điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận. Nếu được hiểu theo cách này thì không rõ tại sao lại loại trừ cơ sở giáo dục nghề nghiệp ra khỏi các đối tượng phải đáp ứng điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận. Trong Quyết định 2230/QĐ-TTg không thấy đề cập đến vấn đề này.
Từ những phân tích đã nêu, VCCI đề nghị Ban soạn thảo giữ nguyên như quy định hiện hành, tức là bỏ cụm từ “trừ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp”.
Ngoài ra, Dự thảo sửa đổi khoản 1 Điều 8 Nghị định 49/2018/NĐ-CP về hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo hướng yêu cầu bổ sung thêm “bản xác nhận quá trình đóng bảo hiểm xã hội của cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh cho người trực tiếp phụ trách hoạt động kiểm định”.
Theo VCCI, yêu cầu tài liệu này tại thời điểm doanh nghiệp xin cấp Giấy chứng nhận là chưa phù hợp, bởi thời điểm này doanh nghiệp chưa được phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp, vì vậy, sẽ không thể đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Do đó, doanh nghiệp rất khó cung cấp bản xác nhận quá trình đóng bảo hiểm xã hội của cơ quan Bảo hiểm xã hội cho người trực tiếp phụ trách hoạt động kiểm định; Tài liệu này không thể hiện hình thức của điều kiện kinh doanh nào quy định tại Điều 4 Nghị định 49/2018/NĐ-CP;
“Đây là yêu cầu tăng thêm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp vì bổ sung thêm tài liệu trong hồ sơ xin cấp phép. Việc Dự thảo Nghị định hiện thực hóa Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về các phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh lại quy định theo hướng gia tăng thêm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp là chưa phù hợp”, VCCI bày tỏ.
Từ đó, VCCI đề nghị Ban soạn thảo bỏ suy định phải cung cấp “bản xác nhận quá trình đóng bảo hiểm xã hội của cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh cho người trực tiếp phụ trách hoạt động kiểm định” tại điểm c khoản 1 Điều 8 (được sửa đổi).
Đồng thời, đề nghị bỏ quy định “bản xác nhận quá trình đóng bảo hiểm xã hội của cơ quan Bảo hiểm xã hổi tỉnh cho kiểm định viên” tại điểm d khoản 1 Điều 8 (được sửa đổi)…
Và để tạo thuận lợi hơn nữa, đảm bảo tinh thần cải cách thủ tục hành chính, tại văn bản góp ý, VCCI cũng đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc, xem xét một số quy định về thủ tục cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định.
Nguồn: Tạp chí Diễn Đàn Doanh Nghiệp.
TX Kỳ Anh hà Tĩnh
Khách sạn Đức tài Tâm Đạt khối 5 TT...