Bên cạnh những mặt tích cực, theo VCCI, Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải cũng chưa đảm bảo tinh thần cải cách…
>> Đầu tư cảng trung chuyển container quốc tế Cần Giờ: Đề xuất cơ chế đặc thù!
Trả lời Công văn số 213/GM-BTP của Bộ Tư pháp về việc mời tham gia cuộc họp thẩm định đối với Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải (Dự thảo), Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, về cơ bản, Dự thảo đã thể hiện được các phương án đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải thể hiện tại Quyết định 1977/QĐ-TTg.
Tuy nhiên, một trong những nguyên tắc xây dựng Dự thảo là “đáp ứng yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phù về cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, các quy định về thủ tục hành chính nhằm tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp” (điểm 2 Mục III Tờ trình), vì vậy, để đảm bảo tinh thần cải cách tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, VCCI đề nghị Ban soạn thảo xem xét mở rộng việc sửa đổi các quy định so với các đề xuất tại Quyết định 1977/QĐ-TTG.
Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải cần đảm bảo hơn nữa tinh thần cải cách - Ảnh minh họa
Bên cạnh đó, về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 70/2016/NĐ-CP về điều kiện cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải (Điều 1 Dự thảo).
>> Xây dựng đội tàu vận tải biển Quốc gia: Nhà nước và doanh nghiệp cùng làm
Theo VCCI, hiện nay, Chính phủ đang triển khai rà soát để phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính, trong đó xu hướng chủ yếu là phân cấp từ cấp trung ương về địa phương; hoặc từ Bộ về các Cục quản lý chuyên môn; Ủy ban nhân dân về các Sở chuyên môn hay là giảm các tầng nấc trong giải quyết thủ tục hành chính. Việc phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính sẽ góp phần đơn giản hóa và giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp.
Vì vậy, để vừa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp vừa đảm bảo tính ổn định của pháp luật, VCCI đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc sửa đổi quy định về phân cấp giải quyết thủ tục hành chính ngay tại Dự thảo này, cụ thể, về thủ tục giao tuyến dẫn tàu:
Điều 19 Nghị định 70/2016/NĐ-CP đang thiết kế quy trình thủ tục này theo hướng: Công ty hoa tiêu gửi hồ sơ đến Cục Hàng hải Việt Nam; Cục Hàng hải sẽ xem xét thẩm định hồ sơ và xin ý kiến chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải; Bộ Giao thông vận tải sau khi nhận văn bản xin ý kiến của Cục Hàng hải sẽ có văn bản trả lời; Sau khi nhận được ý kiến chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng hải sẽ ban hành quyết định giao tuyến dẫn tàu cho công ty hoa tiêu.
Bên cạnh đó, VCCI cũng đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc một số quy định tại Dự thảo - Ảnh minh họa
Trong các phương án phân cấp giải quyết thủ tục hành chính đang được lấy ý kiến, phương án trao quyền cho các cơ quan quản lý chuyên môn trong Bộ nhận hồ sơ thẩm định và ra quyết định chiếm phần lớn đề xuất ở hầu hết các Bộ.
“Vì vậy, đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc sửa đổi quy trình thủ tục giao tuyến dẫn tàu theo hướng giảm tầng nấc giải quyết thủ tục hành chính, Cục Hàng hải sẽ là cơ quan thẩm định và ra quyết định mà không cần phải xin ý kiến chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải, đồng thời rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính này (bỏ thời gian Bộ Giao thông vận tải xem xét và cho ý kiến đối với văn bản xin ý kiến chấp thuận của Cục Hàng hải)”, VCCI góp ý.
Ngoài ra, về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 37/2017/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển (Điều 2).
Cụ thể, khoản 1 Điều 2 Dự thảo quy định hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển có các giấy tờ như: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản chụp có chứng thực hoặc bản sao chụp kèm bản chính để đối chiếu hoặc văn bản điện tử hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý).
Theo VCCI, đây là thông tin có thể tra cứu được trong hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, hơn nữa, trong các hồ sơ xin cấp giấy phép, các quy định đang được thiết kế theo hướng không yêu cầu doanh nghiệp phải cung cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà cơ quan cấp phép sẽ tra cứu trong hệ thống thông tin của Nhà nước.
Vì vậy, VCCI đề nghị Ban soạn thảo bỏ yêu cầu phải có giấy tờ này.
Hay như “Phương án khai thác cảng biển của doanh nghiệp cảng”, VCCI cho rằng, đây là tài liệu không thể hiện rõ điều kiện kinh doanh nào quy định tại Điều 5, 6, 7, 9 tại Nghị định 37/2017/NĐ-CP và Nghị định 147/2018/NĐ-CP. Đề nghị Ban soạn thảo quy định rõ những nội dung cần phải có trong loại tài liệu này để đảm bảo thuận lợi trong quá trình thực hiện.
Bên cạnh những nội dung góp ý đã nêu, trong văn bản trả lời Công văn số 213/GM-BTP, VCCI cũng góp ý về việc: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 58/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải (Điều 4); Thủ tục thỏa thuận việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cảng biển tạm thời.
Liên quan đến các vấn đề này, VCCI đề nghị Ban soạn thảo quy định rõ hơn để đảm bảo thuận lợi khi thực hiện.
Nguồn: Tạp chí Diễn Đàn Doanh Nghiệp.
TX Kỳ Anh hà Tĩnh
Khách sạn Đức tài Tâm Đạt khối 5 TT...