Thị trường vốn Việt Nam chưa hoàn toàn phát triển nên tín dụng ngân hàng hiện vẫn đang là một trong những nguồn vốn chính của nền kinh tế.
>>> Tăng vốn cho doanh nghiệp: Đã có điều kiện, cho nới "trần" tín dụng sớm
Không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tiếp cận tín dụng ngân hàng. Do đó, các doanh nghiệp nên đa dạng kênh tiếp cận vốn của mình. Ảnh minh họa
Kiểm soát tăng trưởng tín dụng
NHNN vừa nới roonm tín dụng cho các ngân hàng. Động thái này một lần nữa làm xới lên vấn đề NHNN có nên giữ trần tín dụng làm công cụ điều hành hay bỏ hẳn.
Sử dụng trần tín dụng hay không tùy vào lựa chọn của mỗi Ngân hàng TW mỗi quốc gia. Điều đó tương tự như việc chúng ta chọn lắp bao nhiêu… khóa cửa, ưu tiên cho an toàn hay cho thuận tiện.
Do đó, việc kiểm soát, cải thiện chất lượng tín dụng và đảm bảo an toàn tài chính trong nước thông qua trần tín dụng vẫn đang được ưu tiên. Bởi nếu các ngân hàng không kiểm soát, sẽ tăng bất ổn kinh tế vĩ mô và rủi ro cho lạm phát.
Ở góc độ quan điểm cá nhân tôi, khi chúng ta nói đến vấn đề liệu NHNN kiểm soát NHTM bằng tín dụng, hay có nên đặt trần tín dụng, thì mỗi nhà kinh tế học có quan điểm khác nhau về vấn đề này. Bản thân tôi và đồng nghiệp của tôi có quan điểm khác nhau về vấn đề này. Chúng tôi đồng ý có bất đồng với nhau với nhau về quan điểm nhưng đặt lên trên hết là các bài học kinh tế trong quá khứ, hiện tại và lợi ích của nền kinh tế.
>>> Linh hoạt hạn mức tín dụng
Chẳng hạn chúng ta sẽ lo lắng là khi nhìn lại khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2007-2008, và quan sát mô thức hành vi của các NHTM lúc này, các quyết định của họ không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế, người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng đến chính các ngân hàng. Cựu Chủ tịch Fed giai đoạn 2007-2007 Alen Greenspan tin rằng các ngân hàng nên có quyền tạo ra khoản tín dụng theo ý họ. Thế nhưng sau cuộc khủng hoảng 2008, về sau ông ấy đã đăng đàn nói lại là ông tin vậy nhưng không nghĩ các ngân hàng tạo ra mức tín dụng cao đến như vậy. Do đó nếu như câu hỏi liệu NHNN có nên đặt 1 trần tín dụng hay không? Tôi tin việc quyết định như bây giờ là điều hợp lý.
Không nên lệ thuộc vào tín dụng
Có thể nói là việc quyết định nên hay không nên sử dụng trần tín dụng, lúc nào cũng có 1 câu chuyện đánh đổi nhất định. Tuy nhiên, cho đến lúc này, tôi không tìm được lý do nào để thấy là NHNN đặt ra kiểm soát trần tín dụng là do không muốn nền kinh tế phát triển tối đa.
Tại Diễn đàn "Chiến lược huy động vốn của doanh nghiệp trong hoàn cảnh mới" do DĐDN tổ chức vào 24/8, các chuyên gia, diễn giả đồng thuận nhận định doanh nghiệp cần đa dạng hóa kênh vốn, giảm lệ thuộc tín dụng. Ảnh: Huỳnh Minh
Thực tế mà nói chính sách tiền tệ và tài khóa rất phức tạp, những người làm chính sách luôn đối mặt với sự lựa chọn nan giải. Một số quốc gia thiên về phát triển, trao quyền tự do phát triển cho ngân hàng. Kể cả ngân hàng có làm sai cũng chưa chắc bị phạt. Kết quả có những thời điểm nền kinh tế đó tăng trưởng vượt bậc nhưng có thời điểm khủng hoảng.
Chính vì vậy, tìm được con số chính xác cho lãi suất, tín dụng cũng rất khó và chúng ta không nhìn thấy hiệu quả chính sách cho đến sau 6 tháng được ban hành. Muốn phát triển nhanh, ai cũng mong đợi tín dụng sẽ rộng hơn, lỏng hơn. Nhưng đi nhanh thì tất yếu sẽ có rủi ro. Do đó, bên cạnh mục tiêu phát triển nhanh chóng, càng cần ưu tiên tránh những khoảnh khắc đáng tiếc xảy ra. Không chỉ ở Việt Nam, ở mọi quốc gia, các ngân hàng và doanh nghiệp đều mong muốn nới lỏng tiền tệ thêm một chút, một chút. Giới hạn là ở đâu, con số là bao nhiêu để hợp lý?.., khi chúng ta biết thì có thể đã muộn.
Vậy các ngân hàng có thể làm gì? Tôi cho rằng ngân hàng không nên tìm cách vượt mặt chính sách. Với doanh nghiệp “đói vốn” mà không tiếp cận được vốn ngân hàng, thì phải tìm các định chế mà vốn hình thành từ nguồn phát triển sâu trong xã hội như quỹ đầu tư và các định chế định chế khác…
Việt Nam chưa có nhiều các định chế như vậy nhưng tin rằng với đà phát triển hiện nay, các nguồn vốn với các định chế này sẽ phát triển. Tất nhiên để làm đúng và chuẩn, thì cần thời gian.
Nguồn: Tạp chí Diễn Đàn Doanh Nghiệp.
TX Kỳ Anh hà Tĩnh
Khách sạn Đức tài Tâm Đạt khối 5 TT...