Với vai trò là vũ khí tư tưởng sắc bén, báo chí luôn gắn bó, đồng hành với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, trong đó có xây dựng cơ chế, chính sách…
>> Báo chí và doanh nghiệp đồng hành trong công cuộc dựng xây đất nước
Nghị quyết Trung ương 5, khóa X (Nghị quyết 16) nhấn mạnh: “ Báo chí là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, của tổ chức chính trị - xã hội và là diễn đàn của nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật; phải bảo đảm tính tư tưởng, tính chân thật, tính nhân dân, tính chiến đấu và tính đa dạng của hoạt động báo chí”.
Báo chí luôn gắn bó, đồng hành với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước - Ảnh minh họa
Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện cả nước có 868 cơ quan báo chí, tổng số lao động trong các cơ quan báo chí là 41.600 người (trong đó, có 19.166 người được cấp thẻ nhà báo), có 72 đài phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử.
Các cơ quan báo chí không chỉ thường xuyên, liên tục phản ánh các hoạt động xã hội, những vấn đề bức xúc đang nảy sinh, tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp người dân, doanh nghiệp mà còn, đóng góp lớn vào việc xây dựng cơ chế, chính sách bằng việc cung cấp “nguyên liệu đầu vào” cho các nhà hoạch định chính sách.
Trong đó, với lợi thế thông tin nhanh, cập nhật hàng ngày, hàng giờ, báo chí giúp các nhà hoạch định và thực thi chính sách công nắm bắt tình hình, có cái nhìn tổng quan về các vấn đề của đất nước và trên thế giới, tìm hiểu về vấn đề chính sách mà họ đang nghiên cứu và thực hiện, từ đó xây dựng phương án và đề ra các biện pháp xử lý kịp thời, giúp quá trình chính sách diễn ra thuận lợi, suôn sẻ.
Không chỉ có vậy, báo chí còn là tấm gương phản ánh xã hội, cung cấp bức tranh đa chiều cho công chúng cả mặt tích cực và tiêu cực, những vấn đề nổi cộm, yếu kém, đặc biệt là những vấn đề gây bức xúc cho người dân, doanh nghiệp. Những vấn đề bức xúc, những điểm nóng kinh tế - xã hội, những tâm tư, nguyện vọng của người dân, doanh nghiệp được báo chí phản ánh đã tạo ra những động lực cho xã hội, đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền liên quan phải nghiên cứu giải quyết. Nhiều chính sách mới ra đời từ những bài báo như thế. Đồng thời, trong suốt quá trình tìm hiểu, khảo sát để xây dựng đường lối, chính sách, báo chí thường xuyên bám sát vấn đề, đưa tin về những sự kiện, vụ việc liên quan, cung cấp số liệu, tình hình thực tế để các cơ quan có thẩm quyền tham khảo, củng cố thêm cơ sở khoa học trong hoạch định chính sách.
>> Khởi động dự án “Phát triển báo chí Việt Nam” năm 2022
Báo chí là tấm gương phản ánh xã hội, cung cấp bức tranh đa chiều cho công chúng cả mặt tích cực và tiêu cực - Ảnh minh họa
Thực tế, trong những năm qua, trước những tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19, báo chí đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc xây dựng cơ chế, chính sách. Những bất cập, tiêu cực trong cấp giấy đi đường tại Hà Nội, sau những thông tin phản ánh của báo chí, hàng loạt các thay đổi đã được triển khai; hay những bức xúc trong việc cát cứ của các địa phương đe dọa đứt gãy chuỗi cung ứng cũng được giải quyết; cùng với đó, nhờ thông tin báo chí về những bất cập, tồn tại của việc hoạt động sản xuất 3 tại chỗ, 1 cung đường 2 điểm đến, cuối cùng Nghị quyết số 128/NQ-CP được ban hành, đem đến những đột phá về kinh tế;…
Không chỉ có vậy, báo chí có vai trò quan trọng trong tất cả các bước của quy trình chính sách công, từ hoạch định đến thực thi và đánh giá chính sách. Quá trình hình thành ý tưởng vấn đề chính sách đến khi thảo luận, thu thập tài liệu, nghiên cứu, khảo sát thực tiễn, lấy ý kiến các cơ quan chuyên môn, các chuyên gia, người dân… diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định (thường một vài năm). Báo chí thường xuyên đồng hành với quá trình này.
Khi vấn đề chính sách được cả xã hội quan tâm, báo chí thường xuyên bám sát chủ đề đó, phản ánh kịp thời diễn biến, tình hình, phỏng vấn những người có chuyên môn và thẩm quyền, cung cấp thông tin từ các khía cạnh khác nhau về vấn đề chính sách. Đây là những thông tin quý mà các các nhà hoạch định và thực thi chính sách công tham khảo.
Đối với các Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước khi lấy ý kiến rộng rãi, báo chí là kênh thông tin truyền tải, phản ánh thông tin cả chiều từ trên xuống (chủ trương, chính sách) và từ dưới lên (ý kiến của người dân, doanh nghiệp, chuyên gia về độ đúng sai, tác động, ảnh hưởng đến xã hội), đặc biệt là khâu giám sát việc thực hiện chính sách, góp phần ngăn chặn việc lợi dụng chức quyền, để bóp méo chính sách, tham nhũng chính sách.
Để nâng cao hơn nữa vai trò của báo chí trong xây dựng cơ chế, chính sách, ngày 31/3/2021 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 09/CT-TTg về nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin thiết yếu của các cơ quan báo chí giai đoạn 2021 – 2025.
Sau 01 năm, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027”, điều đó cho thấy, Chính phủ rất quan tâm đến vai trò của các cơ quan báo chí trong truyền thông chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước.
Với những gì đã và đang có, thông tin báo chí không chỉ là nguyên liệu đầu vào, là nguồn tin dồi dào, đa chiều cho việc thực thi và điều chỉnh chính sách, mà còn là vũ khí sắc bén trong xây dựng cơ chế, chính sách.
Nguồn: Tạp chí Diễn Đàn Doanh Nghiệp.
TX Kỳ Anh hà Tĩnh
Khách sạn Đức tài Tâm Đạt khối 5 TT...