Nếu điều chỉnh Luật thuế TNCN về 5 bậc thì khoảng cách giữa các mức thuế cũng nên cách nhau 5%, với mức tối thiểu 0% và mức tối đa 25% sẽ tương đương với thuế thu nhập doanh nghiệp là phù hợp.
>> Sửa Luật thuế Thu nhập cá nhân: Giảm gánh nặng cho người dân
Mục tiêu đầu tiên của thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) là tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Trong thời gian qua, bên cạnh các sắc thuế chủ yếu như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thì thuế TNCN đã trở thành nguồn thu quan trọng và liên tục tăng, đáp ứng được mục tiêu này.
Tiếp đó là sử dụng thuế TNCN như một công cụ để điều tiết nền kinh tế. Thực tế, vai trò này không lớn, nhưng thông qua các chính sách, thông qua thuế suất, chúng ta đã khuyến khích phát triển ngành nghề có thu nhập cao cho người lao động, kể cả lao động trong nước cũng như lao động nước ngoài.
Theo đó, nền kinh tế Việt Nam sẽ dịch chuyển sang hướng những khu vực có giá trị gia tăng cao hơn và số lượng người thu nhập đủ để nộp thuế TNCN tăng lên; bản thân các thu nhập của họ - đối tượng chịu thuế cũng tăng lên. Mục tiêu này chúng ta cũng đã đạt được trong thời gian vừa qua.
Mục tiêu cuối cùng là phân phối lại thu nhập từ những người thu nhập cao trong xã hội, để tài trợ một phần cho các chi phí xã hội và phục vụ cho lợi ích của những người thu nhập thấp thì trong một chừng mực nhất định, chúng ta cũng thực hiện được.
Tuy nhiên, Luật thuế TNCN cần thiết được sửa đổi là nhu cầu tất yếu do điều kiện kinh tế xã hội ngày càng phát triển, chi phí đời sống của người nộp thuế cũng ngày càng tăng cao.
Vừa qua, Bộ Tư pháp có ý kiến sửa đổi Luật này sẽ tính thuế từ 7 bậc về 5 bậc và nhận được sự đồng tình của nhiều người, bởi vì hiện tại, chúng ta có 7 bậc thuế mỗi bậc cách nhau 5%. Mức thấp nhất của khởi điểm chịu thuế với người nộp thuế là 11 triệu đồng và 4,4 triệu đồng với người phụ thuộc, còn mức cao nhất là từ 80 triệu đồng/tháng trở lên.
Các bậc thuế đó phản ánh thu nhập của những người nộp thuế trong những năm trước đây, nhưng hiện tại đã lạc hậu. Do đó, việc giảm xuống là cần thiết và phù hợp với thuế suất của các sắc thuế khác, như Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, hiện tại mức thuế phổ thông là 20%, trong khi Luật TNCN cao nhất tới 35%, là sự chênh lệch đáng kể. Việc điều chỉnh sẽ đảm bảo tính công bằng giữa các Luật thuế với nhau.
Về biểu thuế thu nhập cá nhân hiện tại, nếu điều chỉnh về 5 bậc như đề xuất thì khoảng cách giữa các mức thuế cũng nên cách nhau 5%, mức tối thiểu là 0% và mức tối đa là 25% tương đương với thuế thu nhập doanh nghiệp.
>> Bất cập "giảm trừ gia cảnh"
Ngoài việc điều chỉnh bậc thuế, chúng ta cũng cũng nên thay đổi mức tính thuế tối thiểu. Chúng tôi cho rằng, nên điều chỉnh mức này cao hơn, vì điều kiện sống hiện tại của người nộp thuế đã cao hơn khá nhiều, đặc biệt có sự khác nhau giữa người nộp thuế ở khu vực thành thị và người nộp thuế ở những vùng sâu, vùng xa có chi phí sống khác nhau.
Cùng với đó là mức giảm trừ gia cảnh , cũng phải tính đến chi phí tạo lập nên các điều kiện sinh hoạt, như chi phí học tập, đào tạo, chi phí khám chữa bệnh hiểm nghèo, hay chi phí lãi vay mua ngôi nhà đầu tiên và những chi phí cơ bản cho đời sống của người nộp thuế,... Các chi phí cần được xem xét để khấu trừ, nếu những chi phí đó là hợp lý, hợp lệ và có hóa đơn chứng từ đầy đủ theo quy định pháp luật.
Khi sửa Luật thuế TNCN, Quốc hội sẽ lấy ý kiến của nhiều tầng lớp trong xã hội, khi đó, mọi người sẽ đưa ra ý kiến của mình để Quốc hội ghi nhận, chỉnh sửa, đồng thời phải căn cứ vào điều kiện kinh tế xã hội của từng thời kỳ. Chúng ta có kế hoạch điều chỉnh Luật thuế TNCN vào năm 2026, khi đó mức thu nhập và chi phí sống của người nộp thuế đã khác. Tôi hy vọng Chính phủ, Quốc hội, Bộ Tài chính sẽ có những ý kiến điều chỉnh cần thiết, để người nộp thuế có thể chi trả cho cuộc sống của mình và đảm bảo công bằng xã hội.
Ví dụ, mức lương tối thiểu là 4.680.000 đồng một người tại TP Hồ Chí Minh, thì mức giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế gấp khoảng 4 lần, tương đương 18 triệu đồng đối với người nộp thuế là phù hợp. Còn đối với người phụ thuộc, quy định hiện hành xác định 4,4 triệu đồng một người, bằng 1/3 tỷ lệ với người nộp thuế chính, chúng tôi cho rằng mức đó không đủ cho người phụ thuộc có thể đảm bảo chi phí sinh hoạt. Vì vậy, cần phải nâng mức người phụ thuộc lên đâu đó ở mức 70%, mới đảm bảo đời sống tốt cho người nộp thuế và người phụ thuộc.
Nguồn: Tạp chí Diễn Đàn Doanh Nghiệp.
TX Kỳ Anh hà Tĩnh
Khách sạn Đức tài Tâm Đạt khối 5 TT...