Dự thảo đang căn cứ vào các tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư theo quy định tại Nghị định 23/2024/NĐ-CP. Tuy nhiên, hiện nay Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điểu và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất theo hướng, chuyển các dự án đầu tư có sử dụng đất theo quy định ngành, lĩnh vực phải đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, trong đó có “Dự án công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ gồm các khu chức năng hỗn hợp phục vụ mục đích công cộng và mục đích kinh doanh thương mại” từ Nghị định 23/2024/NĐ-CP sang quy định tại Dự thảo Nghị định này. Nghị định này dự kiến có hiệu lực cùng thời điểm của Luật Đất đai 2024.
Như vậy, để đảm bảo tính thống nhất và ổn định của Thông tư này, đề nghị Ban soạn thảo dẫn chiếu theo quy định tại Nghị định quy định chi tiết một số điểu và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất và theo dõi quy định tại Dự thảo Nghị định này về đánh giá hiệu quả đầu tư.
Điều 4 Dự thảo quy định đối với các công trình phụ trợ khác, tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án xây dựng trên cơ sở áp dụng một trong các tiêu chuẩn được quy định tại Điều 47 Nghị định 23/2024/NĐ-CP và đảm bảo phù hợp với đặc điểm, tính chất của dự án.
Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điểu và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất quy định một số tiêu chuẩn đánh giá về hiệu quả đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực. Căn cứ vào yêu cầu phát triển ngành, lĩnh vực sẽ chọn một trong các tiêu chuẩn này.
Đây là Dự thảo Thông tư hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn đánh giá về hiệu quả đầu tư, phát triển ngành giao thông vận tải, để đảm bảo tính chất của văn bản hướng dẫn và thống nhất trong áp dụng, đề nghị Ban soạn thảo xác định cụ thể tiêu chuẩn nào trong các tiêu chuẩn quy định tại Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điểu và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất sẽ áp dụng đối với dự án đầu tư các công trình phụ trợ khác.
Điều 5 Dự thảo quy định về phương pháp xác định giá trị tối thiểu nộp tiền ngân sách nhà nước đối với trạm dừng nghỉ và các công trình khác. Nếu như đối với công trình trạm dừng nghỉ, Dự thảo quy định khá chi tiết công thức tính giá trị tối thiểu nộp ngân sách nhà nước, thì đối với công trình khác, Dự thảo trao quyền cho “Bên mời thầu, Tổ chuyên gia xây dựng phương pháp xác định trình cơ quan phê duyệt hồ sơ mời thầu xem xét, quyết định”.
Quy định này có thể gây khó cho Bên mời thầu khi không rõ căn cứ đâu để xây dựng phương pháp xác định giá trị tối thiểu bằng nộp ngân sách nhà nước và cơ quan phê duyệt cũng không có căn cứ để xem xét, phê duyệt.
Để đảm bảo thuận lợi trong quá trình triển khai, đề nghị Ban soạn thảo quy định cụ thể về phương pháp xác định giá tối thiểu nộp tiền ngân sách nhà nước đối với các công trình khác ngay tại Dự thảo.
– Về việc xác định tương đồng về địa điểm
Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điểu và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất quy định khá chi tiết về xác định tính tương đồng về địa điểm của khu đất, đề nghị Ban soạn thảo theo dõi việc xây dựng Dự thảo Nghị định này để điều chỉnh quy định tại Mục 3.2 Phụ lục II xác định tương đồng về địa điểm đảm bảo tính thống nhất.
– Diễn biến bất thường của giá đất
Mục 3.4 Phụ lục II quy định, trong trường hợp địa phương xác định có diễn biến bất thường của giá đất và đã thực hiện điều chỉnh bảng giá đất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với địa bàn cùng huyện/huyện khác giáp ranh, người có thẩm quyền xem xét, quyết định việc không tham chiếu các khu đất, quỹ đất, thửa đất có tỷ lệ tăng đấu giá cao hơn 20% so với mức tăng bình quân sau trúng đấu giá của các khu đất, quy đất, thửa đất tham chiếu hoặc không tham chiếu các khu đất, quỹ đất, thửa đất có tỷ lệ phản ánh diễn biến bất thường khác . Việc xác định tỷ lệ phản ánh diễn biến bất thường khác do người có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Quy định trên là chưa rõ về khái niệm “tỷ lệ phản ánh diễn biến bất thường khác”. Việc trao quyền cho người có thẩm quyền xác định tỷ lệ này có thể gây khó trong quá trình triển khai khi người có thẩm quyền cũng không biết dựa vào căn cứ nào để xác định tỷ lệ phản ánh bất thường khác? Để thuận lợi khi áp dụng, đề nghị Ban soạn thảo quy định theo hướng định lượng hơn về tỷ lệ phản ánh diễn biến bất thường khác.
Trên đây là một số góp ý ban đầu của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đối với Dự thảo Thông tư hướng dẫn một số nội dung về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư kinh doanh chuyên ngành giao thông đường bộ. Rất mong quý Cơ quan cân nhắc để chỉnh sửa, hoàn thiện.
Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý Cơ quan.
TX Kỳ Anh hà Tĩnh
Khách sạn Đức tài Tâm Đạt khối 5 TT...