Tại Hội thảo, TS. Phạm Thị Thúy Hằng – cán bộ Khoa Kế toán, Trường Kinh tế, Đại học Vinh đã trình bày những nội dung quan trọng về phạm vi áp dụng Nghị định 72 như: Giảm thuế GTGT đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản; sản phẩm và hàng hóa dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt; công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin. Mức giảm thuế GTGT được áp dụng cho cơ sở kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừđược áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% đốivới hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1; cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng khi thực hiện xuất hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng quy định tại khoản 1.
Về trình tự, thủ tục thực hiện, TS. Phạm Thị Thúy Hằng cho biết, đối với cơ sở kinh doanh quy định tại Điểm b khoản 2 Điều này, khi lập hóa đơn bán hàng cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng, tại cột “Thành tiền” ghi đầy đủ tiền hàng hóa, dịch vụ trước khi giảm, tại dòng “Cộng tiền hàng hóa, dịch vụ” ghi theo số đã giảm 20% mức tỷ lệ % trên doanh thu, đồng thời ghi chú: “đã giảm... (số tiền) tương ứng 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15”.
Theo TS. Hằng, những đối tượng được gia hạn theo Nghị định 64 gồm doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân hoạt động sản xuất trong các ngành kinh tế như Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; sản xuất, chế biến thực phẩm; dệt; sản xuất trang phục; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác; sản xuất kim loại; gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học; sản xuất ô tô và xe có động cơ khác; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế. Doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân hoạt động sản xuất trong các ngành kinh tế như: Xây dựng; hoạt động xuất bản; hoạt động điện ảnh, sản xuất chương trình truyền hình, ghi âm và xuất bản âm nhạc; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên (không gia hạn đối với thuế thu nhập doanh nghiệp của dầu thô, condensate, khí thiên nhiên thu theo hiệp định, hợp đồng). Doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân hoạt động sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển; sản phẩm cơ khí trọng điểm. Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ được xác định theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 và Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa…
Cũng tại Hội thảo, nhiều đại biểu tham dự đã được trao đổi và thảo luận về những tình huống thường xảy ra trong quá trình giao dịch như: Xử lý hóa đơn điện tử sai sót theo Nghị định 123, Thông tư 78; nhận diện rủi ro thuế thông qua Báo cáo tài chính; rủi ro thuế với Báo cáo kết quả kinh doanh; rủi ro thuế với Báo cáo lưu chuyển tiền tệ . Nhiều doanh nghiệp đã thẳng thắn trao đổi và đặt ra những tình huống rất cụ thể có thể xảy ra: Công ty xuất hoá đơn và đã gửi cho khách hàng nhưng đã quên không gửi cho cơ quan thuế cấp mã, do đó vào 5 ngày sau Công ty mới gửi cho cơ quan thuế để cấp mã thì có ảnh hưởng gì không? Với tên người mua là các doanh nghiệp nước ngoài thì trên hóa đơn có được để tên người mua bằng tiếng Anh và địa chỉ bằng tiếng Anh không? Hay sai phạm thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN đối với các ngành nghề sản xuất, thương mại, xây lắp và dịch vụ. Những tình huống đó đều được Chuyên gia giải thích cụ thể, rõ ràng và cởi mở./.
PHAN DUY HÙNG ( Chi nhánh VCCI Nghệ An – Hà Tĩnh – Quảng Bình )
TX Kỳ Anh hà Tĩnh
Khách sạn Đức tài Tâm Đạt khối 5 TT...